25 Tháng Tư, 2024
Trung Quốc cổ đại có một phong tục gọi là tuẫn táng, đây là một trong những phong tục tàn khốc nhất thời xưa. Khi hoàng đế mất sẽ được chôn cùng nhiều người khác, một số người bị chôn sống nhưng cũng có một bộ phận bị giết hoặc tự sát trước khi chôn. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời của Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh.
Theo lẽ tất nhiên, bất kỳ người phụ nữ nào bị tuẫn táng cũng sẽ cực kỳ đáng thương. Dù trước đây họ có địa vị cao quý đến nhường nào, có phải là phi tần được hoàng đế sủng ái hay không, thì vào giây phút đối mặt với cái chết, họ đều rất bi thảm. Bởi vì trong triều đại phong kiến, người phụ nữ không thể tự quyết định số phận của mình.
Từ triều đại nhà Hán đến nhà Nguyên, tục tuẫn táng rất ít khi diễn ra. Thời kỳ Tào Ngụy, trước khi chết, Tào Tháo có dặn thê thiếp không được tuẫn táng cùng mình, nếu họ muốn tái hôn thì cứ tái hôn. Những câu nói văn minh như thế rất ít gặp trong lịch sử.
Tuy nhiên, đến thời nhà Minh, tục tuẫn táng đã một lần nữa lên đến đỉnh điểm. Từ thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đến Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ đều phải áp dụng tục tuẫn táng đối với những người sống trong cung. Mãi đến khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn lên nắm quyền mới hạ chỉ hủy bỏ chế độ tuẫn táng trong hoàng tộc.
Vào thời đại của Tần Thủy Hoàng, tục tuẫn táng đã đạt đến mức nhẫn tâm tột đỉnh, số người bị chôn cùng ông trong lăng mộ đến hiện nay vẫn chưa thể đếm hết ước chừng là hơn 18.000 người. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần.
Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại. Rốt cuộc những nàng phi tần này đã trải qua điều gì trước khi chết mà chân của họ lại không thể duỗi thẳng?
Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Dưỡng khí trong các hầm mộ rất thấp. Khi lính hoàn tất niêm phong cửa lăng mộ thì những người ở bên trong chỉ có duy nhất một con đường chết.
Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường. Nhưng bất luận thế nào, chắc chắn một điều là họ đã trải qua cảm giác sợ hãi đến tột cùng.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng Nằm sâu dưới ngọn đồi ở giữa lãnh thổ Trung Quốc. Được bao quanh bởi hào chứa đầy thủy ngân chính là ngôi mộ bí ẩn của hoàng đế khét tiếng một thời Tần Thủy Hoàng.
Dù nằm đó hơn 2.000 năm, sau khi mất vào ngày 10 tháng 9 năm 210 trước Công nguyên (CN), hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc vẫn tránh được mọi sự can thiệp phiền toái từ hậu nhân. Ngôi mộ được cho là nắm giữ mọi câu trả lời về những bí mật chưa có lời đáp của lịch sử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có người hiện đại nào từng quan sát được bên trong nơi này, và điều đó không chỉ phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh mà còn là về mặt khoa học.
Tần Thủy Hoàng sinh vào năm 259 trước CN, ghi danh vào lịch sử với công lao thống nhất Trung Hoa từ 6 nước chư hầu, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc. Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.
#TanThuyHoang #TucTuanTang #BlogViet