29 Tháng Tư, 2024

Chuyện đổ vỡ giữa những cặp đôi trong giới kinh doanh không còn là chuyện hiếm.Tuy nhiên, với “đại gia,” việc này không chỉ liên quan đến chia khối tài sản khổng lồ, mà còn bao gồm cả tranh chấp quyền điều hành doanh nghiệp thương hiệu,…Ngay sau đây, hãy cùng Blog Giải Trí điểm qua những vụ ly hôn triệu đô trong giới doanh nhân Việt nhé!

Đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy

Cuộc tranh chấp tài sản giữa doanh nhân Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy xảy ra từ năm 2011. Ngày 26/10/2023, phần tranh luận giữa bên nguyên đơn (Nguyễn Đức An) và bị đơn (siêu mẫu Ngọc Thúy) đã kết thúc tại phiên xét xử vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn. Đây được đánh giá là “vụ kiện triệu đô” do tổng số tiền tranh chấp được đưa ra là hơn 280 tỷ đồng. Theo đại diện Viện KSND TPHCM cho biết, ông Nguyễn Đức An đã gửi cho Ngọc Thúy 13 triệu USD về Việt Nam để mua tài sản và đứng tên nhưng chỉ thể hiện được trên giấy tờ là 3 triệu và 700 ngàn USD. Và vì sau khi kết hôn, ông Đức An đã tự nguyện cho bà Thúy đứng tên mua tài sản ở Việt Nam nên đây là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, dựa trên căn cứ pháp lý, Viện KSND đã đề nghị tòa chia đôi tài sản tranh chấp. Tuy nhiên, việc tranh chấp tài sản vẫn còn một số vướng mắc, phần lớn là yêu cầu của cả hai bên không được chấp nhận do thiếu bằng chứng hoặc tranh luận về tính chung của tài sản nên HĐXX cho biết sẽ nghị án dài ngày và đưa ra phán quyết vào sáng 1/11/2023.

<<<Xem thêm: Những vụ ly hôn bê bối nhất của sao Việt

Vợ chồng ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên

Một trong những vụ ly hôn “triệu đô” tốn nhiều giấy mực nhất phải kể đến vợ chồng ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên. Năm 1998, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo kết hôn. Tuy nhiên, vào năm 2015, bà Thảo đã đệ đơn ly hôn. Sau 10 lần hòa giải không thành công, Tòa án nhân dân TP HCM xử sơ thẩm năm 2019, chấp thuận đơn ly hôn của bà Thảo và giao quyền nuôi dưỡng các con. Ông Vũ phải chu cấp 10 tỉ đồng hàng năm, tính từ năm 2013 cho đến khi các con hoàn thành đại học. Ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần, nắm quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên và trả tiền cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu. Sau đó, bà Thảo đã kháng cáo, nhưng Tòa án nhân dân Cấp cao xử phúc thẩm tuyên y án. Không đồng ý với quyết định này, bà Thảo đã yêu cầu cấp giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án. Năm 2020, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã đề xuất hủy bỏ cả hai phán quyết sơ thẩm và phúc thẩm do “có nhiều sai phạm”. Năm 2021, Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Quyết định Giám đốc thẩm cho ông Vũ và bà Thảo được ly hôn. Tài sản chung trị giá hơn 7.900 tỷ đồng được chia với gần 4.700 tỷ đồng cho ông Vũ và hơn 3.200 tỷ đồng cho bà Thảo. Cụ thể, bà Thảo nhận được 7 khu đất trị giá 375 tỷ đồng và hơn 1.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Ông Vũ nhận được 6 khu đất trị giá hơn 350 tỷ đồng và toàn bộ cổ phần và vốn góp trị giá hơn 5.600 tỷ đồng tại Tập đoàn Trung Nguyên, nhưng ông phải trả cho vợ mình hơn 1.300 tỷ đồng.

<<<Xem thêm: 4 nam nghệ sĩ Việt ly hôn vợ ở Mỹ gây tiếc nuối nhất

Vợ chồng con gái ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn

Vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn cùng là con gái của ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn xảy ra vào năm 2011 đã thu hút sự quan tâm của dư luận do giá trị tài sản tranh chấp lên đến khoảng 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng). Cuối năm 2010, sau thỏa thuận của cả hai bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội ra quyết định ly hôn. Tuy nhiên, trong quyết định này, việc phân chia tài sản chung, nhà đất, và công nợ không được quyết định phân chia. Vì vậy, ông Bùi Đức Minh đã kháng cáo toàn bộ phán quyết và yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Tập đoàn Bảo Sơn nổi tiếng với khách sạn tư nhân cao cấp đầu tiên tại Hà Nội và những dự án lớn, nổi bật nhất là khu Thiên đường Bảo Sơn. Ngoài Tập đoàn Bảo Sơn, tài sản này cũng được phân bố dưới dạng cổ phần trong 7 công ty khác do Bảo Sơn làm chủ sở hữu.

Theo ông Minh, số tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng đã được xác lập trong thời gian hôn nhân, nhưng đa số cổ phần đều mang tên bà Thủy. Do đó, ông đòi chia số cổ phần tăng thêm đứng tên bà Thủy tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác. Tuy nhiên, trước khi vụ việc được giải quyết, vào đầu năm 2012, cảnh sát Hà Nội đã bất ngờ bắt ông Bùi Đức Minh để điều tra hành vi vu khống, do đã sử dụng hàng trăm sim “rác” để gửi tin nhắn vu khống và bôi nhọ một số lãnh đạo ban, ngành tại Hà Nội.

<<<Xem thêm: Thanh Sơn xác nhận đã ly hôn – Chia sẻ về mối quan hệ với Quỳnh Kool

Vợ chồng ông chủ Tập đoàn Quốc tế Năm Sao

Vào tháng 12/2012, Tòa án quận 3, TP HCM đã mở phiên sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn quốc tế Năm Sao, và vợ ông, bà Phạm Thị Hương Giang, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giám định Đại Tây Dương. Trong phiên tòa, một trong những điều căng thẳng nhất là về việc chia tài sản. Bà Giang cho biết, vợ chồng bà sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng, bao gồm 10 biệt thự ở các địa điểm như TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng, và nhiều bất động sản khác. Ngoài ra, tài sản còn bao gồm một chiếc xe Camry, cổ phần đầu tư vào Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, Công ty Cổ phần Quốc tế Hòn Đảo Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị Sam My, và Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông. Bà Giang đề nghị phân chia tài sản này theo tỷ lệ 50%. Tuy nhiên, ông Mười đã lên tiếng rằng hầu hết tài sản này đều là vay mượn, mua bán kiếm lời, và do giá nhà giảm nên có khoản nợ 109 tỷ đồng cùng 6.804 lượng vàng. Ông Mười đề tài sản sẽ ưu tiên trả nợ, phần còn lại sẽ phân chia. Tuy nhiên bà Giang cho rằng mình không biết và không có trách nhiệm phải trả. Cuối cùng, tòa án đã quyết định hoãn phiên xử để định giá lại tài sản. Vụ tranh chấp này sau đó không rõ hồi kết.

Đại gia Lê Ân và vụ kiện 30 năm đòi nhà sau ly hôn

Vụ tranh chấp nhà giữa đại gia Lê n và bà Lê Ngọc Lan kéo dài suốt gần 30 năm. Ông Lê Ân cho biết rằng vào năm 1965, ông và bà Lan kết hôn và chung sống tại căn nhà có địa chỉ số 408 Cách mạng tháng 8, quận Tân Bình, TP HCM, mà ông đứng tên sở hữu. Năm 1980, ông bị bắt khi vượt biên tại Bến Tre. Sau 4 năm án tù, ông được thả và vợ đã xin ly hôn. Tòa thuận tình và giao hết tài sản, bao gồm cả căn nhà cho bà Lan. Tuy nhiên, ông Lê Ân không chấp nhận phán quyết của tòa. Vào năm 1987, ông khiếu nại và yêu cầu tòa cấp trên xem xét lại việc phân chia tài sản. Vì có nhiều tài sản tranh chấp lớn bao gồm vàng, trang sức, hột xoàn, và căn nhà 408, nhưng không có cuộc điều tra hoặc xác minh nào từ các cơ quan thẩm tra, Tòa án nhân dân TP HCM đã quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn, hủy phần giải quyết về tài sản, giao hồ sơ cho TAND quận Tân Bình xét xử lại. Vụ việc tranh chấp này kéo dài đến năm 2013 mới có hồi kết sau khi cơ quan quản lý thẩm tra lại và ra quyết định cho ông Lê nhận lại căn nhà. Ông Lê Ân là Chủ tịch của Khu du lịch Chí Linh và Công ty Lê Hoàng tại Vũng Tàu. Vào 4 năm trước, ông gây chú ý dư luận khi cưới cô vợ mới 20 tuổi. Trước đó, ông Ân chia tay vợ thứ 4 khi cô ở tuổi 25.

Trên đây là những vụ ly hôn nổi tiếng nhất trong giới doanh nhân Việt. Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết. Đừng quên đăng ký kênh Blog Giải Trí, nhấn chuông, like và share để khám phá thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác nhé!

<<<Xem thêm: Tổng hợp các bộ phim hình sự việt Nam hay nhất