27 Tháng Tư, 2024

Mới đây, cả thế giới đều bàng hoàng và xót xa trước một sự việc đau lòng khi chuyến tàu ngầm Titan thám hiểm và khám phá xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương gặp tai nạn, khiến 5 hành khách thiệt mạng. Trong số 5 hành khách có mặt trên tàu Titan, ngoài chuyên gia hàng hải người Pháp, Paul-Henri Nargeolet thì 4 người còn lại cũng đều được cho là có thân thế “không tầm thường”. Họ là ai? Họ giàu cỡ nào mà có thể chi một mức phí lên đến 250.000 USD (khoảng 5,8 tỷ đồng) cho một chuyến thám hiểm như thế? Hãy cùng Blog Giải Trí tìm hiểu ngay trong video này nha!

Hamish Harding – Tỉ phú người Anh

Tỉ phú Harding (58 tuổi) – doanh nhân, nhà thám hiểm người Anh sinh sống ở Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Ông tốt nghiệp Đại học Cambridge với bằng khoa học tự nhiên và kỹ thuật hóa học, và sau đó, ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình cho ngành hàng không. Harding là một trong những số ít tỷ phú của Vương quốc Anh khi sở hữu khối tài sản ước tính lên đến 1 tỷ USD. Hiện tại, ông đang là CEO của công ty mua bán máy bay Aviation Action và đã giữ chức chủ tịch trong gần 20 năm kể từ khi gia nhập công ty vào năm 2004. Ngoài vai trò là một doanh nhân thành công, Harding cũng được biết đến với đam mê thám hiểm. Ông có bằng phi công vận tải hàng không và là một vận động viên nhảy dù có nhiều thành tích đáng nể. Bên cạnh đó, ông cũng là người đã đóng góp vào việc thiết lập dịch vụ máy bay thương gia thường xuyên đầu tiên đến Nam Cực thông qua hợp tác với công ty du lịch White Desert.

Harding đã có những chuyến thám hiểm ấn tượng trong quá khứ. Ông đã đi cùng với phi hành gia huyền thoại Buzz Aldrin tới lục địa Nam Cực vào năm 2016 và cùng bay vào vũ trụ với công ty du lịch hàng không Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos vào năm 2022. Cuộc hành trình đáng nhớ này khiến Harding lần thứ ba được ghi danh trong sách Kỷ lục Guinness thế giới, sau những chuyến thám hiểm toàn cầu trước đó. Trước chuyến thám hiểm Titanic nahf, Harding cho biết ông rất tự hào khi có cơ hội tham gia cùng những nhà thám hiểm huyền thoại khác trên tàu Titan. Ngoài ra, ông cũng cho biết mình sẽ cập nhật về chuyến đi nếu điều kiện thời tiết ổn định. Tỷ phú Anh sống cùng vợ, 2 con trai chung và 1 con trai, 1 con gái riêng của người vợ hiện tại. Trong một bài đăng mới đây trên mạng xã hội, con trai riêng của vợ Harding cho biết gia đình đang suy sụp khi biết tin ông có mặt trên chiếc tàu ngầm xấu số.

<<<Xem thêm: 5 sự cố đáng quên nhất lịch sử Oscar

Stockton Rush- Người sáng lập OceanGate

Ông Rush là người sáng lập, đồng thời cũng là giám đốc điều hành của OceanGate – một công ty chuyên cung cấp dịch vụ lặn có người lái. Dịch vụ này cho phép các nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm tiếp cận với thế giới đại dương vô cùng rộng lớn. Ông Rush đã trải qua đào tạo làm phi công và trở thành phi công vận tải phản lực trẻ nhất thế giới khi mới 19 tuổi. Ngoài ra, ông cũng là người sáng lập và là thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Quỹ OceanGate. Mục tiêu của Quỹ là thúc đẩy sự phát triển các công nghệ biển mới để tiếp tục khám phá các lĩnh vực khoa học, lịch sử và khảo cổ học liên quan đến đại dương.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News vào tháng 2, ông Rush đã chia sẻ về chuyến thăm xác tàu Titanic của mình trước đó. Ông nói: “Điều thực sự gây ấn tượng với bạn là nó đẹp như thế nào. Bạn thường không thấy điều đó trên một con tàu đắm. Đó là một xác tàu đẹp tuyệt vời”

<<<Xem thêm:Ca sĩ Trương Hằng Viễn qua đời ở tuổi 37 bỏ lại con thơ 1 tuổi

Doanh nhân gốc Pakistan – Shahzada Dawood và con trai Suleman

Shahzada Dawood, 48 tuổi, và con trai Suleman Dawood, 19 tuổi (đều là công dân Anh), mới đây họ đã được gia đình xác nhận là có mặt trên tàu thám hiểm để ngắm xác tàu Titanic. Cả 2 cha con đều là thành viên của gia tộc Dawood – một trong những gia tộc giàu có nhất ở Pakistan và người đứng đầu gia tộc là bố của Shahzada. Gia tộc này sở hữu đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp và y tế trên khắp đất nước. Ngoài ra Dawood cũng tài trợ rất nhiều tiền cho chính phủ Pakistan sau khi nước này thành lập năm 1947 và hỗ trợ làn sóng công nghiệp hóa đầu tiên của quốc gia.

Ông Shahzada hiện là phó chủ tịch hội đồng quản trị của Engro Corporation (thuộc sở hữu của gia tộc Dawood), một tập đoàn có trụ sở tại Pakistan và hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất phân bón và hóa chất. Engro đầu tư vào các dự án năng lượng, nông nghiệp, hóa dầu và viễn thông, đạt doanh thu 350 tỷ rupee (1,2 tỷ USD) năm 2022.

Ngoài ra, Shahzada cũng quan tâm đến việc khám phá không gian khi ông đang đảm nhiệm vai trò đại diện tại Viện Tìm kiếm Trí tuệ Ngoài Trái đất (SETI), một tổ chức phi lợi nhuận đặt tại Thung lũng Silicon chuyên nghiên cứu và thám hiểm không gian. Bên cạnh đó, gia tộc của Shahzada còn sở hữu Quỹ Dawood – một quỹ chuyên làm từ thiện. Từ những năm 1960, Quỹ Dawood đã tập trung vào thành lập các tổ chức giáo dục trên khắp Pakistan, đặc biệt đáp ứng nhu cầu về kỹ sư và chuyên gia công nghệ. Hơn nữa, ông Shahzada còn thuộc hội đồng quản trị của Prince’s Trust International ở Anh – tổ chức từ thiện giúp những người trẻ tuổi tiếp cận giáo dục, đào tạo và việc làm.

<<<Xem thêm: Dàn sao phim Titatic ngày ấy và bây giờ thay đổi thế nào?

Paul-Henri Nargeolet – Chuyên gia hàng hải người Pháp

Ông Nargeolet, là một chuyên gia hàng hải người Pháp đồng thời là Giám đốc trung tâm nghiên cứu dưới nước E/M Group. Ông đã từng là chỉ huy trong Hải quân Pháp trong suốt 25 năm. Trong thời gian đó, ông cũng trở thành đội trưởng đội lặn sâu của Hải quân Pháp. Sau khi rời ngành, ông gia nhập Viện Nghiên cứu và Khai thác biển của Pháp. Ông Nargeolet đã dẫn đầu nhiều cuộc thám hiểm đến vị trí xác tàu Titanic và tham gia vào nhiều cuộc thám hiểm khác trên khắp thế giới.

Kể từ khi thảm họa chìm tàu Titanic xảy ra vào năm 1912, câu chuyện về sự cố của con tàu được quảng cáo là “không thể chìm” này đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử nhân loại. Dù đã nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương suốt 111 năm, xác tàu Titanic vẫn luôn là một sự hứng thú lớn đối với giới siêu giàu. Tuy nhiên, việc khám phá xác tàu này luôn tiềm ẩn những rủi ro về tính mạng của các nhà thám hiểm. Dưới đáy biển sâu, môi trường rất khắc nghiệt và nguy hiểm. Những nguy cơ như bị mắc kẹt, mất liên lạc hay rơi vào vùng nguy hiểm của nước biển, áp suất dưới đại dương quá lớn.. đều là những rủi ro mà những người tham gia khám phá tàu Titanic phải đối mặt.

<<<Xem thêm: 5 sự cố đáng quên nhất lịch sử Oscar